Yun Seon-do (22 tháng 6 năm 1587 - 11 tháng 6 năm 1671), tự là Ước Nhi (약이 約而 Yag-i), hiệu là Cô Sơn (고산 孤山 Gosán "trái núi cô độc"), Hải Ông (해옹 海翁 Haeong) - là một nhà Nho, học giả, soạn giả, nhà thơ nổi tiếng, quan lại nhà Triều Tiên. Ông còn là nhà luận chiến và thành viên của phái Nam Nhân (남인 南人).
Tiểu sử:
Yun Seon-do sinh năm 1587, trong một gia đình danh giá ở Seoul. Năm lên 11 tuổi ông được cho vào chùa học. đọc nhiều sách về kinh sử, y dược, chiêm thuật, âm dương địa lý v.v... Năm 17 tuổi cưới vợ và tiếp tục nghiên cứu các tác phẩm kinh điển, mà đặc biệt là triết học của Chu Hi. Sau này ông vẫn dạy cho con mình học kỹ môn học này vì sự thịnh vượng của gia đình và dòng họ. Năm 1612 ông thi đậu tiến sĩ và bắt đầu thăng tiến trong sự nghiệp nhưng do tính tình khảng khái, ông tố cáo một số vị quan tham nhũng nên bị đày đi Gyeongwon ở tỉnh Hamgyeong và Gijang ở tỉnh Gyeongsang. Sau này, đến năm 1623, nhân sự kiện vua Gwanghaegun bị lật đổ, vua Injo (Nhân Tổ) được đưa lên ngôi thì ông mới được trả tự do.
Năm 1633, Yun Seon-do tham gia kỳ thi tuyển chọn quan văn và đỗ trạng nguyên ở tuổi 47. Tiếp đó, ông từng làm quan cai quản địa phương, chăm lo cho dân vùng Seongsan tỉnh Gyeongsang nhưng sau lại bỏ chức, về sống ẩn dật ở nơi thôn dã. Đến khi cuộc chiến năm Bính Tý (1636) nổi lên với sự xâm lược của nhà Thanh, ông đã kéo theo các nghĩa binh và nô lệ đi ra đảo Ganghwa. Tuy nhiên, trên đường đi, nghe tin vua Injo đã đầu hàng nên ông đã quay thuyền đi về phía đảo Jeju. Nhưng rồi thuyền của ông gặp sóng to gió lớn, phải dừng chân ở đảo Bogil và ông đã chọn luôn đây làm nơi ẩn cư trong một quãng thời gian dài.
Phần lớn cuộc đời 85 năm của đời mình ông sống ở nơi thôn dã, đã suy ngẫm về cuộc đời và đã dâng hết đời mình cho thơ ca.
Thơ ca:
Yun Seon-do được coi là bậc thầy vĩ đại nhất của thể loại thơ SIJO (thời điệu) trong văn học Hàn Quốc. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Ngư phủ tứ thời từ (Thơ về bốn mùa của người đánh cá) là một tập thơ cổ tả cảnh sắc bốn mùa của một nhà thông thái ở ẩn ven biển. Tập thơ có 40 bài này thể hiện sự hòa nhập công việc và đời sống của con người với dòng chuyển động của thời gian. Nhà thơ chiêm nghiệm về cuộc sống ở ẩn, tránh xa mọi sự bon chen nơi chính trường. Ngư phủ - đấy là hình bóng cổ xưa của nhà thông thái sống hòa mình với thiên nhiên. Tác phẩm này đã được Nguyễn Viết Thắng dịch ra tiếng Việt, cốt truyện và tâm trạng chung của nó gợi cho ta nhớ đến Ông già và biển cả của Ernest Hemingway.
Tiểu sử:
Yun Seon-do sinh năm 1587, trong một gia đình danh giá ở Seoul. Năm lên 11 tuổi ông được cho vào chùa học. đọc nhiều sách về kinh sử, y dược, chiêm thuật, âm dương địa lý v.v... Năm 17 tuổi cưới vợ và tiếp tục nghiên cứu các tác phẩm kinh điển, mà đặc biệt là triết học của Chu Hi. Sau này ông vẫn dạy cho con mình học kỹ môn học này vì sự thịnh vượng của gia đình và dòng họ. Năm 1612 ông thi đậu tiến sĩ và bắt đầu thăng tiến trong sự nghiệp nhưng do tính tình khảng khái, ông tố cáo một số vị quan tham nhũng nên bị đày đi Gyeongwon ở tỉnh Hamgyeong và Gijang ở tỉnh Gyeongsang. Sau này, đến năm 1623, nhân sự kiện vua Gwanghaegun bị lật đổ, vua Injo (Nhân Tổ) được đưa lên ngôi thì ông mới được trả tự do.
Năm 1633, Yun Seon-do tham gia kỳ thi tuyển chọn quan văn và đỗ trạng nguyên ở tuổi 47. Tiếp đó, ông từng làm quan cai quản địa phương, chăm lo cho dân vùng Seongsan tỉnh Gyeongsang nhưng sau lại bỏ chức, về sống ẩn dật ở nơi thôn dã. Đến khi cuộc chiến năm Bính Tý (1636) nổi lên với sự xâm lược của nhà Thanh, ông đã kéo theo các nghĩa binh và nô lệ đi ra đảo Ganghwa. Tuy nhiên, trên đường đi, nghe tin vua Injo đã đầu hàng nên ông đã quay thuyền đi về phía đảo Jeju. Nhưng rồi thuyền của ông gặp sóng to gió lớn, phải dừng chân ở đảo Bogil và ông đã chọn luôn đây làm nơi ẩn cư trong một quãng thời gian dài.
Phần lớn cuộc đời 85 năm của đời mình ông sống ở nơi thôn dã, đã suy ngẫm về cuộc đời và đã dâng hết đời mình cho thơ ca.
Thơ ca:
Yun Seon-do được coi là bậc thầy vĩ đại nhất của thể loại thơ SIJO (thời điệu) trong văn học Hàn Quốc. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Ngư phủ tứ thời từ (Thơ về bốn mùa của người đánh cá) là một tập thơ cổ tả cảnh sắc bốn mùa của một nhà thông thái ở ẩn ven biển. Tập thơ có 40 bài này thể hiện sự hòa nhập công việc và đời sống của con người với dòng chuyển động của thời gian. Nhà thơ chiêm nghiệm về cuộc sống ở ẩn, tránh xa mọi sự bon chen nơi chính trường. Ngư phủ - đấy là hình bóng cổ xưa của nhà thông thái sống hòa mình với thiên nhiên. Tác phẩm này đã được Nguyễn Viết Thắng dịch ra tiếng Việt, cốt truyện và tâm trạng chung của nó gợi cho ta nhớ đến Ông già và biển cả của Ernest Hemingway.
Tác
phẩm:
*Gosansunsaengyugo(고산선생유고, 孤山先生遺稿)
*Byuljip(별집, 別集)
*Yakhwaje(약화제, 藥和劑)
*Chubangjeonsunchangyak(처방전선창약, 癬瘡藥)
*Hwaechungyak(회충약, 蛔蟲藥)
*Haesuyak(해수약, 咳嗽藥)
*Bokhakshinbang(복학신방, 腹학神方)
*Wooyukshinbang(우역신방, 牛疫神方)
*Ohseonjubang(오선주방, 五仙酒方)
MỘT SỐ BÀI THƠ SÁU CÂU
Năm người bạn
Bạn bè của tôi: là tre xanh
Là dòng suối, là thông, là đá.
Còn khi ánh trăng sáng tỏ
Thì tôi hạnh phúc bội phần
Bạn của tôi, bạn hãy tin rằng
Tôi không cần bè bạn nào hơn.
Tre
Không hề giống với cây
Cũng không hề giống cỏ.
Ngươi trống rỗng bên trong
Và bên ngoài cứng cựa.
Ta yêu tre vì thế
Tre xanh suốt quanh năm.
Suối
Người nói rằng màu của mây tuyệt đẹp
Nhưng đôi khi mây vẫn có màu đen.
Người nói rằng lời của gió thanh sạch
Nhưng đôi khi lời của gió lặng ngừng.
Ta nghĩ rằng trên đời này chỉ nước
Luôn tuôn chảy và tuyệt đẹp thường
xuyên.
Thông
Nếu trời nóng – những bông hoa sẽ nở
Nếu trời lạnh – những chiếc lá sẽ rơi.
Thì tại vì sao, cây thông, với ngươi
Không sợ gì bão tuyết hay băng giá?
Ta biết rằng: bộ rễ ngươi vững chắc
Đâm rất sâu vào vương quốc cái chết.
Đá
Tại vì sao hoa nở
Rồi sau đó hoa tàn
Vì sao cây cỏ xanh
Rồi sau thành vàng úa?
Trên đời này chỉ có
Đá - vẫn thế thường xuyên.
Trăng
Trăng nhỏ nhắn giữa trời
Mà chiếu khắp hoàn vũ.
Ta biết tìm ở đâu
Ngọn đèn như vậy nữa?
Để ngọn đèn lặng lẽ
Nhìn người bạn thân yêu!
Ngư phủ
tứ thời từ
XUÂN
I
Sương đã tan trên sông
Mặt trời chiếu trên núi
Ngư phủ hãy bơi thuyền.
Đã lui con nước đêm
Con nước ngày đang tới
Ngư phủ hãy bơi thuyền.
Hoa đầy làng bên sông
Ta thích hoa trên núi.
II
Trời nóng, tiếng chim vang
Bầy cá tung tăng lượn
Ngư phủ hãy ngưng thuyền
Hai, ba con chim mòng
Lượn lờ trên dòng nước
Mái chèo hãy khua vang.
Ta có mang theo mình
Bình rượu ngon? – không chắc.
III
Thổi nhẹ cơn gió đông
Mơn man dòng nước mát
Ngư phủ hãy bơi thuyền.
Theo hướng tây con đường
Ta ngắm nhìn con nước
Mái chèo hãy khua vang.
Một ngọn núi đi ngang
Trước mắt còn núi khác.
IV
Có tiếng hót của chim
Chắc là chim tu hú?
Ngư phủ hãy ghé xem!
Thấp thoáng chốn xa xăm
Ngôi làng trong sương sớm
Ngư phủ hãy bơi thuyền!
Trước mặt, đầm nước trong
Bầy cá tung tăng lượn.
V
Những tia nắng bình minh
Trên mặt sông lấp lóa
Ngư phủ hãy bơi thuyền!
Con thuyền bơi vòng quanh
Ta đuổi theo bầy cá
Mái chèo hãy khua vang!
Nhưng bỗng nhớ Khuất Nguyên
Quên đuổi theo bầy cá.
VI
Giờ đã buổi hoàng hôn
Thuyền ta quay về lại
Ngư phủ hãy căng buồm.
Liễu rũ trên đồi non
Con thuyền ta nhẹ lướt
Cơn gió thổi căng buồm.
Nhớ về ba vị quan
Ta khổ vì ghen tức.
VII
Thuyền đi trong mùi hương
Những cành lan đẹp quá
Ngư phủ hãy dừng thuyền!
Một cánh hoa bập bềnh
Cánh hoa trên dòng nước
Mái chèo hãy khua vang.
Ta mang đi màn sương
Đem ánh trăng về lại.
VIII
Ta như say mùi hương
Ngập tràn trong buổi sớm
Ngư phủ hãy bơi thuyền!
Cánh hoa hồng đầy sông
Ta về nơi huyền diệu
Mái chèo hãy khua vang!
Giờ đã rất xa xăm
Đời lăng xăng bận rộn.
IX
Ta chiêm ngưỡng ánh trăng
Trên thuyền ta tỏa sáng
Ngư phủ hãy neo thuyền!
Chẳng lẽ giờ là đêm?
Có tiếng chim tu hú.
Mái chèo hãy khua vang!
Ta hạnh phúc vô vàn
Không nhớ về nhà nữa.
X
Nhưng đã đến bình minh
Ngày mai là ngắn ngủi
Ngư phủ hãy ghé thuyền!
Chống cây gậy của mình
Ta vào ngôi nhà nhỏ
Mái chèo hãy khua lên!
Ta tránh đời lăng xăng
Sống cuộc đời ngư phủ,
HẠ
XI
Đã ngừng lại cơn giông
Dòng sông trong trở lại
Ngư phủ hãy bơi thuyền!
Không giấu nổi vui mừng
Thuyền bơi về phía trước
Mái chèo hãy khua vang!
Cây bút nào thần tiên
Vẽ sông trong làn khói?
XII
Ta dùng lá gói cơm
Thức ăn không cần đến
Ngư phủ hãy bơi thuyền!
Mưa hay nắng, bên mình
Áo tơi là người bạn
Mái chèo hãy khua lên!
Lấy chim mòng làm gương
Chim hôm nay ngoan lắm.
XIII
Gió thổi cánh bèo rung
Dưới thuyền dòng nước mát
Ngư phủ hãy căng buồm!
Cơn gió hè thổi lên
Con thuyền ta lúc lắc
Gió hãy thổi căng buồm!
Dù ngược bắc xuôi nam
Ta về đâu cũng được.
XIV
Khi thế sự nhiễu nhương*
Thì ta về ở ẩn.
Ngư phủ hãy lên thuyền!
Nơi ngọn nguồn sông Giang
Coi chừng sông giận dữ
Ngư phủ hãy bơi thuyền!
Bơi trên dòng Châu Giang
Coi chừng hồn thi sĩ.
*Trong bài thơ này có nhắc đến hai sự kiện
lịch sử. Sự kiện lịch sử thứ nhất – đấy là cái chết của Ngũ Tử Tư (Ngũ Viên) vị
tướng thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Hoa. Sau khi Ngũ Viên bị buộc phải tự tử,
Phù Sai đem thây ông nhét vào túi da ngựa thả trôi trên sông Giang… Đã hơn một
nghìn năm mà sông Giang vẫn còn nổi sóng. Đấy là do linh hồn của Ngũ Viên vẫn
còn chưa yên lặng. Nhớ lại điều này, ngư phủ (tức Doãn Thiện Đạo) tự nhủ mình:
“Coi chừng sông giận dữ”. Sự kiện lịch sử thứ hai – đấy là cái chết của Khuất
Nguyên. Sau khi bị đày ra Giang Nam, ông suốt ngày ca hát như người điên, làm
bài phú “Hoài Sa” rồi ôm một phiến đá, gieo mình xuống sông Mịch La tự tử. Nhớ
lại điều này, ngư phủ tự nhủ mình: “Coi chừng hồn thi sĩ”.
XV
Đá đẹp xếp thành hàng
Phía trên – hàng liễu rủ
Ngư phủ hãy bơi thuyền!
Trên đường gặp ngư ông
Nhưng con đường cách trở
Mái chèo hãy khua vang!
Nếu người đó như chim
Ta tiếp như vua Thuấn*.
*Đế Thuấn (chữ Hán: 帝舜) là một vị vua
huyền thoại thời Trung Hoa cổ đại.
XVI
Ngày mùa hạ tưng bừng
Ta mừng, không để ý
Ngư phủ hãy hạ buồm!
Ngư phủ hãy hát lên
Bàn tay cùng hòa nhịp
Mái chèo hãy khua vang!
Ai hiểu thấu cõi lòng
Bài ca muôn năm cũ?
XVII
Ta trải chiếc áo choàng
Để làm giường trên cát
Ngư phủ hãy neo thuyền.
Đã quen với muỗi đêm
Quấy rầy và phiền nhiễu
Nhưng ruồi càn rỡ hơn.
Điều sợ nhất trên trần
Thì dân đen cũng biết.
XVIII
Ai hôm qua nói rằng
Gió đêm khơi dậy sóng?
Ngư phủ hãy neo thuyền!
Nơi bờ bến vắng tanh
Con thuyền con rời bến
Mái chèo hãy khua lên!
Hoa cỏ như rung rinh
Cúi chào ta trên bến.
XIX
Ngắm nhìn ngôi nhà mình
Mây núi đang vây lấy
Ngư phủ hãy lên thuyền!
Với quạt trong tay mình
Ta đi ra bờ đá
Mái chèo hãy khua vang!
Ai dám gọi ngư ông
Là biếng lười, trống rỗng?
THU
XX
Cuộc đời cho lãng quên
Ta sống đời phiêu lãng
Ngư phủ hãy bơi thuyền!
Ai cười nhạo ngư ông?
Như cuộc đời nghệ sĩ.
Mái chèo hãy khua vang!
Tốt đẹp cả hè – xuân
Nhưng sao bằng thu được.
XXI
Thu đến bên hồ nước
Thu về trên núi non
Thuyền ta về phía trước.
Ta cất bước lên đường
Giữa muôn trùng sóng nước
Mái chèo hãy khua vang!
Ta tránh đời lăng xăng
Càng xa, càng
hạnh phúc!
XXII
Nơi có bầy gà hoang
Núi hiện trong sương sớm
Ngư phủ hãy bơi thuyền!
Ta chèo thuyền đi săn
Niềm say mê mãnh liệt
Mái chèo hãy khua vang!
Đồi núi trong hoàng hôn
Khoác trên mình thổ cẩm.
XXIII
Cá bạc đã đầy khoang
Mắt lưới ngời lấp lánh
Ngư phủ hãy đưa thuyền!
Ta sẽ lên bờ sông
Nhóm lửa cho bữa tối
Mái chèo hãy khua vang!
Và sau đó nghiêng bình
Rót ly đầy uống cạn.
XXIV
Sảng khoái cơn gió nam
Con thuyền ta đầy cá
Ngư phủ hãy dong buồm!
Bóng trên đất trùm lên
Nhưng tim đầy hạnh phúc
Mái chèo hãy khua vang!
Chưa bao giờ chán nhìn
Những lá phong màu đỏ.
XXV
Giọt sương trắng lung linh
Trăng giữa trời sáng tỏ
Ngư phủ hãy giữ thuyền!
Cung điện vua xa xăm
Giá mà trăng cũng sáng!
Mái chèo hãy khua vang!
Còn nếu không, thì trăng
Gửi cho ta thuốc thỏ*.
*Dân gian cho rằng trên mặt trăng có con thỏ bào
chế thuốc chữa bệnh.
XXVI
Hai nơi giống như in
Ở đâu ta tìm thấy
Ngư phủ hãy neo thuyền!
Ở đây quạt không cần
Bụi đất không bay tới.
Mái chèo hãy khua vang!
Ở đây không xì xầm
Tai không cần bịt lại.
XXVII
Sương rơi lên áo quần
Nhưng mà ta không lạnh
Ngư phủ hãy neo thuyền!
Con thuyền ta không bền
Nhưng mà không nguy hiểm
Như những kẻ làm quan.
Dù sao ta vẫn mong
Mai mốt này vẫn thế!
XVVIII
Ngôi nhà giữa rừng thông
Để chị Hằng chiêm ngưỡng
Ngư phủ hãy neo thuyền!
Nhưng chẳng lẽ tìm đường
Chốn không người, u tịch?
Mái chèo hãy khua vang!
Bốn phía dây trường xuân
Mây trên đầu vây lấy.
XXIX
Nhưng đột ngột mây đen
Tan nhanh, trời rực sáng
Ngư phủ hãy lên đường!
Thiên nhiên như lặng ngừng
Trước màu xanh của biển
Mái chèo hãy khua vang!
Biển dường như sâu hơn
Và trắng hơn – bọt sóng.
ĐÔNG
XXX
Ngư phủ có sẵn sàng
Để lên đường câu cá
Ngư phủ hãy bơi thuyền!
Nghe nói hồ Động Đình
Mùa đông hồ đông cứng.
Mái chèo hãy khua vang!
Còn ở đây mùa đông
Ta vẫn ngồi câu cá.
XXXI
Mùa đông nước từ sông
Chảy vào hồ xa lắm
Ngư phủ hãy căng buồm!
Hãy vui, ngày yên bình
Ta đi ra biển lớn
Mái chèo hãy khua vang!
Người ta thường nói rằng
Ra biển câu cá lớn.
XXXII
Đêm qua tuyết rơi, làm
Tất cả đều thay đổi
Ngư phủ hãy lên thuyền!
Trước mặt – biển ngát xanh
Sau lưng – đồi tuyết trắng
Mái chèo hãy khua vang!
Giống cực lạc, niết bàn
Mà không đời cát bụi.
XXXIII
Ta vui, ta hát lên
Bàn tay cùng vỗ nhịp
Ngư phủ hãy bơi thuyền!
Đi qua vịnh nước nông
Không nghi ngờ gì cả
Mái chèo hãy khua vang!
Nhưng cơn gió ngông cuồng
Làm ta suy nghĩ lại.
XXXIV
Trắng xóa những con mòng
Bay đi tìm chỗ ngủ
Ngư phủ hãy hạ buồm!
Phía trước là bóng đêm
Xoáy vòng cơn gió tuyết
Mái chèo hãy khua lên!
Giống như thuở hồng hoang
Cả đêm, chim và tuyết.
XXXV
Quây lại thành vòng tròn
Vách đá màu xanh, đỏ.
Ngư phủ hãy neo thuyền!
Mẻ cá nhiều hay không
Dù cá to hay nhỏ
Mái chèo hãy khua vang!
Ta ngồi trong áo rơm
Xung quanh đều im lặng.
XXXVI
Trên bờ một cây thông
Xanh đen trên tuyết trắng
Ngư phủ hãy neo thuyền!
Những đám mây màu đen
Hãy che đời khổ ải.
Mái chèo hãy khua vang!
Sóng của biển rì rầm
Sóng đời không nghe thấy.
XXXVII
Cùng với mẹ - thiên nhiên
Người xưa từng kết bạn
Ngư phủ hãy neo thuyền!
Người xưa cũng đã từng
Giữa trời đông câu cá.
Mái chèo hãy khua lên!
Việc người xưa đã từng
Thì người nay vẫn thế.
XXXVIII
Nhưng giờ đã hoàng hôn
Ta cần tìm nơi nghỉ
Ngư phủ hãy neo thuyền!
Tuyết rơi, nhà sáng đèn
Ta hạnh phúc trở lại
Mái chèo hãy khua vang!
Ta sẽ ngồi ngắm trăng
Giữa trời đêm đến sáng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét